Huyện Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường là 2 địa phương nằm trên tuyến biên giới Việt Nam, giáp với nước bạn Campuchia. 17 cây cầu được đưa vào sử dụng lần này do các doanh nghiệp tài trợ với tổng kinh phí gần 14,7 tỉ đồng (tổng kinh phí xây dựng bao gồm cả phần vốn đối ứng của địa phương là 18.093.783.561 đồng).
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thứ 3 từ trái sang), lãnh đạo tỉnh Long An cùng các nhà tài trợ cắt băng khánh thànhcầu nông thôn tại xã Thạnh Trị, TX Kiến Tường.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, giữa) cùng các nhà tài trợ kiểm tra các cầu nông thôn vào sáng 17.12 tại Mộc Hóa trước khi đưa vào sử dụng .
Tại thị xã Kiến Tường, Công ty CP Ô tô Trường Hải tài trợ 3 cây cầu với tổng kinh phí tài trợ 2.653.625.000 đồng, gồm: Cầu kênh ấp Ông Nhan Đông, Cầu kênh Cùng (Xã Bình Hiệp), Cầu kênh Giăng Giơ (Xã Thạnh Trị). 2 cây cầu của Công ty CP Nhựa Rạng Đông tài trợ gồm: Cầu kênh Quốc Phòng (Xã Bình Hiệp), Cầu Kênh Quốc Phòng (Xã Thạnh Trị) có tổng kinh phí tài trợ 1.440.000.000 đồng. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội – Viettel cũng tài trợ 2 cây cầu với tổng kinh phí tài trợ 1.491.049.000 đồng, gồm: Cầu Kênh Ranh Lâm Trường (Xã Thạnh Trị) và Cầu Kênh 3 xã (xã Bình Hiệp).
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (bìa phải) cùng các nhà tài trợ, lãnh đạo tỉnh Long An, tại lễ khánh thành các cầu nông thôn tại TX Kiến Tường. Ảnh: NTV
Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình Cầu Nông thôn do Tạp chí Nông thôn Việt – cơ quan ngôn luận của Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát động, đã vận động được 19 doanh nghiệp tham gia, cam kết tài trợ 114 cầu cống tại các vùng biên giới các tỉnh: Long An, Đồng Tháp và An Giang với tổng vốn đầu tư gần 116 tỉ đồng, trong đó 72 cầu/cống đã được đưa vào sử dụng. Riêng tại Long An, có 82 công trình được cam kết tài trợ với tổng vốn đầu tư gần 68 tỉ đồng.
Theo nongthonviet.com.vn